Phê phán Dội nước đá lên đầu

Sự lây lan trên toàn thế giới về thách thức này đã khiến nhiều người nổi tiếng đã tham gia, số tiền quyên góp ngày càng tăng dần. Tuy nhiên, nam diễn viên Steve-O chỉ trích thực tế là nhiều người trong số những người nổi tiếng đã tham gia quyên góp cho chiến dịch, nhưng đã quên nhắc đến mục đích của chiến dịch là để làm nâng cao nhận thức về căn bệnh teo cơ này và kêu gọi người hâm mộ cũng tham gia đóng góp. Do đó mối quan tâm thực sự của chiến dịch đã bị bỏ qua. Đến ngày 23 tháng 8 năm 2014, chỉ có Charlie Sheen, Bill Gates, ca sĩ Chayanne và nam diễn viên Benedict Cumberbatch đã nói về căn bệnh này trong video thử thách của họ.[1]

Cố vấn luật sư của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, qua một điện thư ngày 19 tháng 08 năm 2014 đã yêu cầu các đại sứ và các viên chức cao cấp trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ không tham gia chiến dịch dội xô nước đá lên đầu, vì như thế là vi phạm "quy tắc đạo đức liên bang" nghiêm cấm sử dụng danh nghĩa nhân viên Bộ ngoại giao để gây quỹ cho bất kỳ tổ chức nào, "cho dù là có hợp lý đến đâu chăng nữa" và mặc dù cho biết là "sức khỏe cộng đồng và phòng chống dịch bệnh là một trong những ưu tiên cao nhất của Bộ Ngoại giao" và "khen ngợi các Hiệp hội ALS vào sự thành công của thử thách xô đá của họ, đã quyên góp được hơn 40 triệu USD và thu hút rất nhiều người tham gia".[2] Theo VnExpress, nhiều chính trị gia đã cố gắng xóa đi bất cứ bằng chứng nào cho thấy họ có tham gia thử thách dội nước đá. Một số người đã gỡ video của mình trên Youtube trong khi các đồng nghiệp khác cũng gỡ bỏ tweet. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trước đó từ chối đổ xô nước đá lên đầu và quyên góp cho quỹ 100 USD, sau khi ông nhận được lời thách đố của bà Ethel Kennedy, người vợ góa của cố thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy.[3]

Liên quan